ẨM THỰC NHẬT BẢN

ẨM THỰC NHẬT BẢN
Nói về ẩm thực, người ta sẽ thường nhắc đến ẩm thực Trung Quốc và Pháp.
Ẩm thực Trung Quốc và Pháp đều có nét chung là sử dụng nhiều gia vị là nhiều thành phần để làm món ăn, khiến thực khách thèm thuồng ngay từ trước khi ăn.
Với người Trung Quốc, việc bày bàn và thái độ đối xử với khách không mấy quan trọng. Một chiếc bàn ăn hình tròn, kích thước lớn để tiện cho tất cả cùng ngồi ăn quây quần.
Ngược lại, người Pháp lại đòi hỏi có một sự lịch thiệp nhất định, từ ánh sáng tốt, bàn ăn trang nhã và bày biên theo thứ tự những món ăn đã chuẩn bị, gọi là “nghệ thuật bày bàn ăn”, một sự ước định trước về các loại đĩa, dao, thìa và cốc dùng cho loại thức ăn nào.
Ẩm thực Nhật Bạn thì khác hẳn với Pháp và Trung Quốc. Nó đi theo chiều sâu, gọi nghệ thuật trưng bày. Ví dụ như cá, rau hay các món rán có thể được cắt ra, cuộn lại theo hình một bông hoa, hay một loại trái cây, thậm chí phỏng theo cả hình một con chim. Hay những loại tảo biển khô có thể được cắt ra thành những lát mỏng rồi đan kết lại như một chiếc rổ vậy.
Người Nhật không ngồi xung quanh bàn ăn như người Pháp và Trung Quốc, mà thường đặt trước mặt khách một chiếc bàn sơn mài vuông, nhỏ, trên đó bày hàng loạt đĩa... (Sara Kobachi) với nhiều loại món ăn khác nhau, mỗi thứ chỉ có một tý chút.
Mỗi chiếc bát, đĩa thường chỉ đựng vài ba hạt đậu, hay một lát cá, một lát thịt gà hoặc một ít rau. Hình dáng thì đủ loại, nông, sâu, vuông, tròn, ngũ giá hay lục lăng và cả những đĩa phẳng hình vuông hay chữ nhật nữa. Một nét riêng độc đáo của Nhật Bản là ngoài đồ ăn bằng sứ, thường có màu xanh hay trắng, đồ đất nung màu nhạt, bề mặt xù xì, còn có cả những vật khác như mảnh tre, mảnh tuyết tùng hoặc thông và thậm chí còn có cả lá và vỏ cây nữa.
Người Nhật không bao giờ có ý niệm về sự thừa thãi. Bát đĩa thường để tạo ra ấn tượng về thế giới đồ vật nhỏ bé, thế giới mà người ta chỉ có thể lĩnh hội một cách chậm rãi, suy tư. Khi đưa tay gắp đồ ăn, người ta thường ghi nhận rõ nét sự tương phản giữa nền đen hoặc đỏ của bàn ăn với màu trắng của sứ hay màu nâu của đất nung… Chính khối lượng lớn bát đĩa với đủ loại hình dáng khác nhau đã tạo thành phong cách bàn ăn riêng và đặc trưng của Nhật Bản.
Phong cách của người Nhật làm cho ta có cảm tưởng họ luôn có một sự trầm mặc, chậm rãi, suy tư, chứa đựng một triết lý nhân sinh quan sâu sắc về cuộc sống. Có lẽ, điều này bị ảnh hưởng rõ nét bởi một trong các yếu tố quan trọng của Nhật Bản, đó là địa hình thiên nhiên vốn rất khắc nghiệt với Nhật Bản, làm cho khoảng cách giữa sự sống và cái chết thật mong manh, nhưng chính thế lại thể hiện được sự kiên cường và sâu xa của người Nhật.
Dịch thuật Kim Sang
Tham gia trò chuyện cùng chúng tôi hoặc đặt bất cứ câu hỏi nào cho chúng tôi trên fanpage https://www.facebook.com/dtkimsang.
Dịch tiếng Trung
Bài viết liên quan
- Dịch thuật là gì? - (03/09/2017)
- Bản chất của dịch thuật - (25/02/2016)
- Cộng tác viên dịch thuật, bạn là ai? - (07/09/2015)
- Dịch thuật đang thật sự cần thiết trong các mối quan hệ hợp tác - (18/07/2015)
- Có nên dùng dịch vụ dịch tiếng Nhật không? - (03/06/2015)
- YẾU TỐ CHUYÊN MÔN TRONG DỊCH THUẬT - (11/05/2015)
0987.116.006
0989.712.760