Dịch thuật - Phiên dịch tiếng Lào

Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Biacao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack...45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane (Lào) đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Lào. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư năm 2014, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng (thủy điện), khai khoáng, nông, lâm nghiệp. Lào cũng là nước thu hút vốn từ Việt Nam nhiều nhất trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Chính bởi mối quan hệ chính trị tốt đẹp gắn với lịch sử dân tộc hai quốc gia anh em cũng như tiềm năng đối tác kinh tế lâu bền mà ngôn ngữ Lào-Việt đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân hai nước. Tại Việt Nam, dịch vụ dịch thuật tiếng Lào được rất nhiều người quan tâm.
Hiện nay, nhu cầu giao lưu hợp tác với Lào ngày càng phát triển, là một công ty dịch thuật chuyên nghiệp, công ty dịch thuật KIM SANG có mạng lưới nhân viên đông đảo với hàng ngàn dịch giả kinh nghiệm, đa dạng ngôn ngữ, chuyên sâu trong lĩnh vực biên phiên dịch. Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu dịch thuật ngôn ngữ Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào của Quý vị trong tất cả các lĩnh vực với:
Thời gian nhanh nhất - Chi phí thấp nhất - Chất lượng cao nhất.
Dịch tiếng Trung
- Dịch thuật tiếng Anh
- Dịch thuật tiếng Trung
- Dịch thuật tiếng Pháp
- Dịch thuật tiếng Nhật
- Dịch thuật tiếng Hàn
- Dịch thuật tiếng Đức
- Dịch thuật tiếng Nga
- Dịch thuật tiếng Ý (Italia)
- Dịch thuật tiếng Hà Lan
- Dịch thuật tiếng Tây Ban Nha
- Dịch thuật tiếng Bồ Đào Nha
- Dịch thuật tiếng Thụy Điển
- Dịch thuật tiếng Ả Rập
- Dịch thuật tiếng Séc
- Dịch thuật tiếng Bungary
- Dịch thuật tiếng Hungary
- Dịch thuật tiếng Latinh
- Dịch thuật tiếng Thái Lan
- Dịch thuật tiếng Lào
- Dịch thuật tiếng Campuchia
- Dịch thuật tiếng Indonexia
- Dịch thuật tiếng Malaixia
- Dịch thuật tiếng Philippine
0987.116.006
0989.712.760