Nhằm mục đích nâng cao chất lượng bản dịch, đồng thời nhằm hỗ trợ cho các bạn cộng tác viên và biên dịch viên của công ty trong quá trình sử dụng phầm mềm Sdl Trados Studio 2011 (từ đây sẽ được gọi ngắn gọn là Trados 2011), Dịch thuật Kim Sang sẽ triển khai các bài viết hướng dẫn sử dụng phần mềm Trados 2011 từ mức bắt đầu đến nâng cao. Mặc dù các bài viết tập trung vào Trados 2011, nhưng tin rằng bạn vẫn sẽ tìm thấy những thông tin bổ ích có thể áp dụng cho những phiên bản Trados khác.
Trân trọng.
Tham gia trò chuyện cùng chúng tôi hoặc đặt bất cứ câu hỏi nào cho chúng tôi trên fanpage https://www.facebook.com/dtkimsang.
-
PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM DỊCH THUẬT TRADOS 2011
Chào các bạn, nhằm mục đích nâng cao chất lượng bản dịch, đồng thời nhằm hỗ trợ cho các bạn biên dịch viên trong quá trình xử dụng phần mềm Sdl Trados Studio 2011 (từ đây sẽ được gọi ngắn gọn là Trados 2011), Dịch thuật Kim Sang sẽ triển khai các bài viết hướng dẫn xử dụng phần mềm Trados 2011 từ mức bắt đầu đến nâng cao. Mặc dù các bài viết tập trung vào Trados 2011, nhưng tin rằng bạn vẫn sẽ tìm thấy những thông tin bổ ích có thể áp dụng cho những phiên bản Trados khác. -
PHẦN 2 - BẮT ĐẦU MỘT DỰ ÁN DỊCH THUẬT VỚI PHẦN MỀM TRADOS 2011
Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn bắt đầu một dự án dịch tài liệu. Thông thường, để bắt đầu một dự án dịch tài liệu, bạn sẽ thiết lập các thông số để cuối cùng đưa bạn đi vào trang biên dịch, nơi mà bạn sẽ tiến hành các công việc chuyển ngữ tài liệu từ ngồn ngữ nguồn (ngôn ngữ của tài liệu gốc) sang ngôn ngữ đích (ngôn ngữ cần dịch tài liệu sang). -
PHẦN 3 - TẠO BỘ NHỚ DỊCH
Việc tạo ra một bộ nhớ dịch giúp bạn tiết kiệm thời gian dịch vì bạn sẽ không phải dịch lại những câu đã dịch rồi, bời vì các đoạn dịch bạn dịch trước đó đã được lưu vào trong bộ nhớ dịch. Một bộ nhớ dịch cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tra cứu từ điển để tìm kiếm các thuật ngữ chuyên ngành nhờ việc cùng xử dụng một bộ nhớ của công ty hay của nhóm dịch trong dự án. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một bộ nhớ dịch từ đầu bằng việc xử dụng công cụ đồng bộ để nhập vào bộ nhớ dịch các câu nguồn và câu đích tương ứng mà bạn đã dịch. Thêm nữa, một bộ nhớ dịch cũng sẽ là một cơ sở giúp bạn xây dựng các cơ sở thuật ngữ. Nó cũng rất hữu ích khi bạn làm việc trong một nhóm dịch, vì các bạn sẽ hỗ trợ nhau rất tốt để giúp hoàn thành dự án một cách nhanh nhất và có chất lượng tốt nhất. -
PHẦN 4 - LÀM VIỆC VỚI TRÌNH BIÊN DỊCH - KỲ 1
Chào các bạn, hôm nay, chúng ta sẽ học cách làm việc với trình biên dịch. Đây là nơi bạn sẽ tiến hành công việc dịch văn bản. Tuy nhiên, để có thể sử dụng một cách trơn tru các công cụ (bao gồm bộ nhớ dịch, Cơ sở thuật ngữ, từ điển gợi ý tự động… và các chức năng khác để giữ nguyên định dạng văn bản), bạn cần biết sơ qua về các quá trình làm việc trong trình biên dịch. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng làm việc với chủ đề "Làm việc với cửa sổ biên dịch" của phần mềm hỗ trợ dịch thuật Trados 2011. Chủ đề này sẽ được chia làm 2 kỳ, và kỳ này là kỳ 1. Nội dung của kỳ này chủ yếu giúp bạn hiểu hơn về các cửa sổ trong cửa sổ biên dịch và một số cài đặt cần thiết. -
PHẦN 5 - LÀM VIỆC VỚI TRÌNH BIÊN DỊCH - KỲ 2 (TIẾP)
Chào các bạn, trong phần này Dịch thuật Kim Sang xin được hướng dẫn các bạn sâu hơn trong khung cửa sổ biên dịch. -
Dịch thuật Kim Sang
Liên hệ với chúng tôi
0987.116.006
0989.712.760
04.3.551.0690
Email:
dichthuatkimsang@gmail.com
Dịch vụ dịch thuật
Thống kê truy cập