PHẦN 4 - LÀM VIỆC VỚI TRÌNH BIÊN DỊCH - KỲ 1

Phần này có các nội dung cơ bản sau:
A. Vào cửa sổ biên dịch.
B. Tổng quan về trình biên dịch
C. Các cửa sổ chức năng
C1. Cửa sổ Translation Results
C2. Term Recognition
D. Cửa sổ định hướng
Mời các bạn đi vào chi tiết trong từng mục:
A. Vào cửa sổ biên dịch.
Sau khi tạo một dự án dịch thuật (Bạn có thể xem hướng dẫn ở Phần 2), bạn vào trình biên dịch để tiến hành công việc dịch thuật. Để mở ra cửa sổ biên dịch cho file dịch, bạn thực hiện các bước sau:
1. Vào cửa sổ dự án bằng cách kích chuột vào thẻ Projects ở phía dưới bên trái cửa sổ Trados 2011. Trong cửa sổ Projects, kích đúp vào tên dự án được liệt kê dưới cột Name, cho đến khi bạn thấy tên dự án bạn muốn vào làm việc được hiện in đậm lên.
2. Sau đó, bạn nhấn vào thẻ Files ở góc dưới bên trái màn hình, để vào cửa sổ chọn file. Tại đây, bạn nháy đúp vào tên file cần dịch, được liệt kê dưới cột Name.
Bạn chú ý là có thể file bạn cần dịch lại được đặt trong một folder (thư mục) nào đó trong dự án này (nếu dự án có nhiều file và nhiều folder). Vì vậy, bạn có thể kiểm tra các folder trong cây folder phía trên bên trái màn hình.
Trình biên dịch sẽ tự động hiện ra sau khi thanh quá trình (Please wait) kết thúc báo hiệu hoàn thành công việc tải file.
3. Bây giờ, bạn đang ở trong cửa sổ làm việc của trình biên dịch.
Chú ý là khi bạn mở nhiều file dịch, thì cửa sổ biên dịch sẽ hiện lên với nhiều thẻ ở trên (giống như khi lưới web) và bạn chỉ cần kích vào file dịch nào bạn muốn làm việc.
B. Tổng quan về trình biên dịch
Cửa số soạn thảo thể hiện một khung nhìn có nhiều cột đứng cạnh nhau:
Tài liệu nguồn được tách thành nhiều đoạn và có các thông tin được thể hiện trong các cột, mỗi câu (đoạn) được đặt trong một hàng. Có năm cột:
1. Cột đầu tiên thể hiện thứ tự của các đoạn dịch (bao gồm đoạn nguồn và đoạn đích).
2. Cột thứ hai thể hiện nội dung đoạn nguồn, bao gồm cả định dạng văn bản và các thẻ (tag).
3. Cột thứ ba thể hiện trạng thái đoạn dịch. Nó có các biểu tượng chỉ thị trạng thái dịch, nguồn gốc đoạn dịch, phần trăm tương ứng (đồng nhất) so với câu dịch đã có trong bộ nhớ dịch (nếu có). Bạn có thể thấy các biểu tượng sau trên cột trạng thái:
Câu dịch chưa được dịch (Not translated)
Câu dịch đang được dịch nháp và chưa dịch xong (Draft)
Câu dịch đã địch xong (Translated)
Câu dịch có đoạn dịch tương ứng trong bộ nhớ dịch, chính xác 91%. Bạn cần phải xem xét chỉnh sửa đoạn dịch này trước khi xác nhận đoạn dịch.
Khi nền cam chuyển sang trong suốt, như thế này có nghĩa là câu dịch tương ứng đang được chỉnh sửa.
Đoạn dịch tương ứng 91 đã được chỉnh sửa và đã được xác nhận đã dịch (bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter)
Khi trong cột trạng thái có thấy biểu tượng này, chứng tỏ rằng đoạn dịch đã được dịch tự động. Trados 2011 có thể nhận biết các đường link web, hoặc đã sử dụng kết hợp với dịch máy (của Google hoặc SDL chẳng hạn)
Biểu tượng này cho thấy đoạn dịch có tương ứng toàn toàn cả về định dạng chữ trong Bộ nhớ dịch. Vì vậy, Trados tự động chèn đoạn đó vào và xác nhận đã dịch luôn cho bạn, đồng thời, nó cũng tự chuyển sang câu dịch tiếp theo.
4. Cột thứ tư thể hiện ngôn ngữ đích. Đây là nơi bạn nhập các câu dịch của các đoạn nguồn tương ứng.
5. Cột thứ năm thể hiện thông tin cấu trúc của tài liệu. Cột này cho biết vị trí, vai trò của đoạn dịch trong văn bản. Bạn sẽ thấy một trong các ký hiệu sau trong cột cấu trúc:
CO |
Văn bản được nhúng trong một bức ảnh. |
FLD |
Trường tài liệu hay văn bản trong thẻ đặt (placeholder) |
FN |
Văn bản trong chú thích chân trang (Footnote Text) |
H |
Văn bản tiêu đề (Heading text) |
KW |
Mục nhập danh sách từ khóa, như một mục nhập bản liệt kê. |
LI |
Mục từ một danh sách liệt kê có đánh dấu gạch đầu dòng hay đánh số thứ tự |
MP |
Văn bản trang chính. |
P |
Văn bản trong phần đoạn văn (Paragraph). |
PF |
Văn bản chân trang (Page Footer) |
PH |
Văn bản đầu trang (Page Header) |
REF |
Tham khảo tới một đoạn liên quan. |
S |
Một đoạn mô tả bên trọng một đoạn mã. |
T |
Nội dung thẻ có thể dịch |
TD |
Văn bản trong ô bảng. |
TH |
Văn bản ở đầu bảng. |
C. Các cửa sổ chức năng
Phía trên cửa sổ soạn thảo với các cột cạnh nhau, bạn sẽ thấy một số thẻ, quan trọng nhất là cửa sổ Translation Results.
C1: Cửa sổ Translation Results
Đây là nơi các đoạn dịch tương xứng từ Bộ nhớ dịch (nếu có) hiện ra. Nếu đoạn dịch không có tương ứng nào trong bộ nhớ dịch, chữ “No matches found” được hiện lên, vì Bộ nhớ dịch không chứa đoạn nào tương ứng cho đoạn hiện tại.
Dưới đáy cửa sổ Translation Results có các thẻ (trong đó Translation Results là một trong các thẻ đó). Bằng cách kích các thẻ bạn có thể chuyển giữa các cửa sổ khác nhau như:
- Translation results: Cửa sổ này thể hiện các kết quả tìm kiếm các câu dịch tương ứng với câu nguồn trong bộ nhớ dịch (thường có mặc định có độ chính xác 70%). Với những câu có độ chính xác lớn hơn 70% và nhỏ hơn 100% (mặc định), sẽ hiện lên trong cửa sổ Translation Results, và sự khác nhau giữa câu nguồn và câu đích sẽ được thể hiện bằng cách đáng dấu highlight. Những chữ khác biết có trong bộ nhớ dịch sẽ có màu đỏ và gạch ngang chữ, còn chữ khác biệt trong câu nguồn sẽ có màu xanh và được gạch dưới (mặc định). Kết quả tìm kiếm sẽ được trình bày theo ba cột theo thứ tự là câu nguồn, phần trăm tương ứng, câu dịch.
- Concordance Search: Cửa sổ này trình bày các kết quả tìm kiếm tương ứng. Cửa sổ này sẽ rất hữu ích khi bạn muốn tham khảo cách dịch của một từ hay cụm từ hay cả một câu trong văn bản nguồn trong một tài liệu chuyên ngành (tất nhiên, bộ nhớ dịch bạn đang dùng cũng phải thuộc chuyên ngành đó). Bạn chỉ cần nhập từ hay cụm từ nào đó (của văn bản nguồn, hoặc đích) vào ô tìm kiếm rồi nhấn Enter. Kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra và bạn có thể lăn chuột để tham khảo câu dịch thích hợp nhất. Kết quả tìm kiếm sẽ được trình bày theo ba cột theo thứ tự là câu nguồn, phần trăm tương ứng, câu dịch.
- Comments: Cửa sổ này trình bày các bình luận bạn thêm vào các câu dịch để đánh dấu câu nào mà bạn còn boăn khoăn, hay cung cấp thêm thông tin về cách dịch của câu đó chẳng hạn. Khi kích đúp vào 1 comment, chương trình sẽ tự nhảy đến câu hay từ có comment đó.
Bạn chú ý là có 3 loại comment được trình bày trong ba thẻ trong cửa sổ Comments (Error, Warnings, Information)
Để tạo ra một comment cho một từ, câu hay cả file dịch, bạn highlight đoạn đó, hoặc để chuột trong đoạn dịch, rồi nhấn chuột phải, chọn Add Comment trong thực đơn ngữ cảnh (hoặc nhấn Ctrl+Shift+T). Một hộp thoại hiện ra cho phép bạn thêm thêm comment vào, thực hiện các tùy chọn:
o Scope: phạm vi comment
- Current Selection: từ, cụm từ được chọn (highlight)
- Current Segment: câu bạn đang dịch
- Current File: file bạn đang dịch
o Severity level: Mức độ nghiêm trọng của comment
- For your information: thêm thông tin
- Warning: cảnh báo
- Error: báo lỗi
Ngoài ra, bạn còn có thể chỉnh sửa (Edit), xóa (Delete), xóa tất (Delete All) các comment khi kích chuột phải vào comment đó.
- Cửa sổ Messages: trình bày các thông báo lỗi mà được sinh ra trong tài liệu của bạn. Các báo lỗi này có thể xuất hiện khi bạn đang mở hay đang lưu một tài liệu. Bạn kích vào lỗi đó để xử lý. Có những lỗi rất nghiêm trọng như không thể tạo file dịch từ tài liệu nguồn PDF, hay không thể xuất bản xem trước. Để giải quyết những lỗi này, nhiều khi bạn phải tiếp xúc với độ hỗ trợ kỹ thuật Trados để có thể giải quyết chúng, hoặc tìm kiếm thông tin trong các nguồn trên mạng internet cũng rất hữu ích.
C2. Term Recognition
a. Cửa sổ Term Recognition cũng có hai thẻ dưới đáy (Term Recognition và Termbase Search)
Cửa sổ Term Recognition thể hiện các kết quả tìm kiếm thuật trong Cơ sở thuật ngữ được chọn đối với đoạn nguồn hiện tại. Khi câu nguồn hiện hành có thuật ngữ nào được tìm thấy tương ứng trong bộ thuật ngữ, nó được tự động hiện lên trong cửa sổ Term Recognition cùng với đoạn dịch ra ngôn ngữ đích tương ứng. Các thuật ngữ trong câu nguồn được tìm thấy trong cơ sở thuật ngữ cũng sẽ được đánh dấu bằng dấu ngoặc đỏ:
Cửa sổ Term Recognition có các chức năng sau (thể hiện bằng các biểu tượng phía trên cửa sổ): View term detail – Xem chi tiết thuật ngữ: Chức năng này chỉ hiện lên khi bạn nhấn chuột vào phần ngôn ngữ đích của một thuật ngữ. Khi bạn nhấn vào biểu tượng này, cửa sổ Termbase Viewer (Cửa sổ bộ thuật ngữ) hiện lên. Cho phép bạn xem xét chi tiết hơn về thuật ngữ này:
Tại cửa sổ này bạn cũng có thể tiến hành công việc chỉnh sửa thuật ngữ nguồn và đích bằng cách nhấn biểu tượng ở phía trên cửa sổ hoặc nhấn F2, sau đó, bạn kích chuột vào các hộp văn bản để chỉnh sửa. Bạn có thể thêm chủ đề cho thuật ngữ này bằng cách nhấn
, thêm thuật ngữ nguồn bằng cách nhấn chuột vào hộp thuật ngữ nguồn (ở đây là plant) và nhấn T, thêm thuật ngữ đích bằng cách nhấn chuột vào hộp thuật ngữ đích (nhà máy, chẳng hạn) và nhất T. Kết thúc chính sửa thuật ngữ và lưu bằng cách nhấn
hoặc F12 trên bàn phím.
Bạn cần lưu ý là để mở được cửa sổ termbase viewer, bạn cần phải cài phần mềm hỗ trợ Java version 6.0.240 (sau khi cài xong thì nên bỏ chế độ tự động update, vì có thể sẽ gây lỗi khi mở cửa sổ termbase viewer) Insert term translation – Chèn đoạn dịch sang ngôn ngữ đích của thuật ngữ vào văn bản đích của câu dịch hiện hành.
Hitlist settings – Kích vào đây để hiển thị hộp thoại Hitlist Settings nơi bạn có thể xác định cách trình bài các kết quả tìm kiếm trong cơ sở thuật ngữ trong cửa sổ Term Recognition và cửa sổ Termbase Search. Ví dụ, bạn có thể xác định định dạng nào được áp dụng cho kết quả và các kết quả được trình bày ở dạng mở rộng (expand) hay chen chúc (compact). Vì phần này không quan trọng lắm nên bạn có thể để ở chế độ mặc định.
Project Termbase Settings – Kích vào đây để chỉnh sửa các cài đặt trong cơ sở thuật ngữ. Cửa sổ Project Settings hiện ra trong phần Termbases cho phép bạn thêm Cơ sở thuật ngữ hay cài đặt lại các thiết lập tìm kiếm thuật ngữ trong Cơ sở thuật ngữ (Termbase). Bạn có thể đọc thêm về cài đặt tìm kiếm Cơ sở thuật ngữ tại đây.
b. Cửa sổ Termbase Search hiện ra khi bạn nhấn vào thẻ Termbase Search ngay cạnh thẻ Term Recognition ngay dưới đáy cửa sổ Term recognition
Cửa sổ này được dùng để tìm kiếm thủ công các thuật ngữ trong SDL MultiTerm. Nó tìm kiếm bất kỳ thuật ngữ nguồn tương ứng có trong các bộ thuật ngữ và các kết quả được trình bày trong cửa sổ Termbase Search.
Cửa sổ Termbase Search luôn luôn hiện ra trong cửa sổ Biên dịch (Editor) (trừ khi bạn đã đóng nó). Nếu cửa sổ Termbase Search hiện được dấu đi sau các cửa sổ khác, kích vào thẻ tên cửa sổ Termbase Search hoặc chọn View > Termbase Search từ thanh thực đơn.
Ngoài các nút chức năng giống như trong cửa sổ Term Recognition, còn có các nút chức năng sau: Search box (Hộp tìm kiếm): Nhập thuật ngữ mà bạn muốn tìm kiếm trong bộ thuật ngữ và nhấn Enter. Bạn có thể dùng các thẻ wildcards như là các thẻ giữ chỗ cho các ký tự không xác định trong văn bản tìm kiếm. SDL MultiTerm xác định tất cả các thuật ngữ trong bộ thuật ngữ mà tương ứng với văn bản tìm kiếm.
Có hai loại thẻ wildcard, đó là dấu hoa thị (*) và dấu hỏi (?). Các ví dụ khi dùng thẻ Wildcard:
Search từ tìm kiếm pl* có thể tương ứng với các thuật ngữ plain, plant, plate…
Tìm kiếm giá trị *ive* có thể sẽ cho ra các kết quả: adhesive, alternative,drive…
Tìm kiếm giá trị f?r sẽ cho ra các kết quả có ba từ: far, fer, fir,… mà không có farther, factor, feeder… như khi thay dấu hỏi (?) bằng dấu hoa thị (*).
Fuzzy Search (Tìm kiêm mờ): Nhấn vào biểu tượng này cho phép bạn tìm một thuật ngữ trong hộp tìm kiếm khi bạn không chắc chắn về cách đánh vần, hoặc quên các phần của thuật ngữ từ văn bản tìm kiếm. Một tìm kiếm mở tìm các thuật ngữ tương tự hay đồng nhất với văn bản tìm kiếm. Ví dụ, một tìm kiếm mờ từ condition có thể sẽ cho ra các kết quả conditions, conditioned, unconditioned, air-conditioning…
Chú ý: Các thẻ wildcard không thể được dùng trong tìm kiếm mờ.
c. Căn chỉnh, định vị, bố trí các cửa sổ
Bạn có thể:
- Đóng cửa sổ: Kích nút Close (X) ở góc trên bên phải.
- Chỉnh lại cỡ: Di chuột đến bên mép (Bên trái hoặc bên dưới cửa sổ Term Recognition), mép sẽ hiện lên đường vạch màu cam và con trỏ biến thành mũi tên hai chiều, và bạn kích chuột trái và di để chỉnh lại cỡ cửa sổ.
- Sắp xếp lại các cửa sổ để có bố trí không gian phù hợp nhất với bạn: di chuột lơ lửng trên thanh tiêu đề Term Recognition (nó sẽ chuyển sang màu cam) và nhấn chuột trái và kéo, cửa sổ Term Recognition được kéo ra khỏi vị trí, và một dấu cộng chứa mũi tên bốn chiều hiện ra. Khi bạn vừa giữ và di chuột vào các vị trí dấu cộng bốn chiều, một hình ảnh mờ màu xanh hiện ra thể hiện vị trí mới của cửa sổ Term Recognition sau khi bạn nhả chuột.
- Khôi phục lại vị trí cửa sổ mặc định hoặc gọi lại cửa sổ Term Recognition sau khi đóng, bằng cách chọn các lệnh thực đơn View ->Termbase Search và View->Reset Window Layout để khổi phục lại (hoặc Term Recognition để gọi lại cửa sổ Term Recognition).
Trong hình trên, bạn có thể gọi các cửa sổ Termbase Viewer (Cơ sở thuật ngữ), Translation Results (Cửa sổ kết quả tương ứng trong bộ nhớ dịch), Concordance Search (Tìm kiếm tương ứng), Comments (Bình luận), Messages (Thông báo), Term Recognition (Nhận dạng thuật ngữ), Termbase Search (Tìm kiếm trong cơ sở thuật ngữ), Preview (Xem trước), Confirmation Statistics (Thống kê về tình trạng xác nhận đoạn dịch).
- Tự động ẩn các cửa sổ: Bằng cách kích nút Auto Hide ở góc trên bên phải của cửa sổ.
Nếu nút Auto Hide đang chỉ sang trái, cửa sổ tự động đổ xuống mỗi lần bạn di chuyển chuột qua, rồi lại dấu đi khi bạn di chuột đi chỗ khác.
Tuy cửa sổ bị dấu đi (v.d. Term Recognition), nhưng vẫn sẽ được thể hiện trong một thẻ.
Bạn có thể vô hiệu hóa chức năng Auto Hide và cố định vị trí của cửa sổ bằng cách kích nút Auto Hide lần nữa. Khi nút Auto Hide hướng xuống ,cửa sổ lại bị khóa ở vị trí hiện tại của nó.
D. Cửa sổ định hướng
Bạn có thể di chuyển tới lui giữa các đoạn để dịch hay chỉnh sửa trong khung soạn thảo chỉ đơn giản bằng cách dùng các mũi tên Up (↑)/Down(↓) trên bàn phím. Tất nhiên, bạn cũng có thể kích chuột vào bên trong một đoạn để chọn đoạn đó. Đoạn được chọn sau đó sẽ được tô đậm lên bằng màu xanh nước biển..
Khung định hướng
Trong cửa sổ Biên dịch, khung định hướng thể hiện tất cả các tài liệu đang được mở. Mỗi tài liệu được trình bày như một nhánh trong cây định hướng. Chọn một tài liệu từ cây đó sẽ là cho nó trở thành tài liệu hoạt động. Mặc định, khung định hướng mở, để thu nhỏ khung định hướng, kích vaò nút ở đỉnh của khung. Để mở rộng khung, kích nút
.
Bạn có thể mở rộng một tài liệu trong cây định hướng để xem cấu trúc của nó. Ví dụ, một tài liệu có thể chứa phần đầu trang (Header), chân trang và bảng, chúng xuất hiện như các thành phần của tài liệu trong cây định hướng.
Mỗi lần bạn mở rộng một tài liệu, bạn có thể chọn phần tài liệu bạn muốn làm việc và cửa sổ biên dịch sẽ tự động cuốn tài liệu xuống phần tài liệu được chọn.
Một dấu cộng + thể hiện rằng tài liệu có thể được mở rộng. Kích cào dấu cộng để thấy cấu trúc của tài liệu.
Khi bạn kích vào một dấu cộng, nó chuyển thành dấu trừ -. Kích vào dấu trừ để dấu đi trúc tài liệu.
Mỗi tài liệu được mở trong một cửa sổ riêng trong trình biên dịch và bạn có thể dẫn hướng các tài liệu bằng cách chuyển từ cửa sổ này tới cửa sổ khác.
Xin tạm dừng tại đây.
Trong kỳ 2 sắp tới, chúng ta sẽ tập trung vào cửa sổ biên dịch. Các bạn sẽ học các xử lý các tình huống và áp dụng các chức năng để tăng tốc độ dịch và nâng cao chất lượng của bản dịch.
Hết Kỳ 1 - Dịch thuật Kim Sang
(Mời bạn đón đọc Kỳ 2 tại đây.)
Tham gia trò chuyện hoặc đặt bất cứ câu hỏi nào cho chúng tôi trên fanpage https://www.facebook.com/dtkimsang.
Dịch tiếng Trung
Bài viết liên quan
- PHỤ LỤC - THÊM DANH SÁCH NHẬP AUTOTEXT - (20/08/2015)
- PHẦN 5 - LÀM VIỆC VỚI TRÌNH BIÊN DỊCH - KỲ 2 (TIẾP) - (20/08/2015)
- PHỤ LỤC – SEARCH SETTINGS – TERMBASE - (03/06/2015)
- PHẦN 3 - TẠO BỘ NHỚ DỊCH - (10/04/2015)
- PHẦN 2 - BẮT ĐẦU MỘT DỰ ÁN DỊCH THUẬT VỚI PHẦN MỀM TRADOS 2011 - (03/03/2015)
- PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM DỊCH THUẬT TRADOS 2011 - (25/02/2015)
0987.116.006
0989.712.760